Sự hình thành của đá quý trên trái đất
Đá quý chủ yếu là khoáng vật. Đá quý được khai thác chủ yếu trên lục địa. Tuy nhiên, ở dưới đại dương cũng có thể tìm thấy chúng.
Trái đất của chúng ta được hình thành từ nhiều lớp: Vỏ, Manti, Nhân ngoài và Nhân trong. Đá quý là những khoáng vật sản sinh ra ngay ở phần trên của lớp Manti (Sâu so với bề mặt trái đất khoảng 60km), nhưng chủ yếu lại tồn tại chủ yếu ở lớp Vỏ trái đất.
Ba loại đá – Cội nguồn của đá quý
Đá MAGMA
Magma là dung thể khu trú trong lớp Manti và Vỏ. Khi chúng nằm dưới sâu và kết tinh thành những khối đá cứng – Khối đá xâm nhập (Batholit). Khi chúng trào lên bề mặt trái đất tạo thành các núi lửa, chúng nguội dần và đông cứng. Phần tinh thể nằm ngoài rìa khối đá xâm nhập có những tinh thể Pecmatit. Trong những tinh thể Pecmatit này có chứa những tinh thể đá quý đẹp và kích thước lớn.
Ngoài ra xung quanh khối đá Magma xâm nhập còn tồn tại những khe nứt tích nhiều chất khí và nước. Những thành phần này tạo nên Thành tạo nhiệt dịch có chứa nhiều nguyên tố kim loại như: vàng, bạc, thuỷ ngân, chì, kẽm, thiếc,… Khi chúng nguội hoàn toàn tạo nên các mạch thạch anh có các khoáng vật mang kim loại quý hiếm và đá quý.
Đá trầm tích
Các dòng sông, suối trên dòng chảy đã đưa các lớp bùn đất và các tảng đá sẽ bị cuốn và bào mòn. Các vật liệu thô vụn sẽ đọng lại trên đường di chuyển, còn vật liệu mịn hơn như sét và cát có thể đi xa hơn và lắng đọng ở các đồng bằng hoặc ra tận biển.
Theo lịch sử lâu đời, lớp này chồng chất các lớp khác ở các sông suối, cửa sông ngoài, cửa biển nông thành lớp khô cứng gọi là Đá trầm tích. Đá quý thường là những khoáng vật bền vững, tương đối nặng và có khả năng lắng đọng cùng lớp Đá trầm tích.
Đá biến chất
Quá trình vận động của trái đất đã làm cho các lớp đá Magma và Trầm tích bị nhấn chìm ở những độ sâu với áp suất và nhiệt độ khác nhau tạo nên hoạt động biến chất các đá. Khi đó sẽ tạo nên những tinh thể đá quý mới.
(KT biên soạn tổng hợp)